Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Tiêm an toàn là gì

Tiêm an toàn là gì

1. Khái niệm tiêm là gì

Tiêm là một trong các biện pháp đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục dích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng.  Trong lĩnh vực phòng bệnh, tiêm chủng đã tác động vào việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm có thể phòng bằng vắc xin ở trẻ em.

2. Khái niệm tiêm an toàn là gì

Theo WHO, TAT  tiêm an toàn là một quy trình tiêm:
 – Không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm;
 – Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm;
 – Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Luận Văn 1080:
+ Làm thuê luận văn
Làm thuê luận án tiến sĩ

3. Các giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn

Có 6 giải pháp tăng cường thực hành tiêm an toàn:
– Giải pháp 1: Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết
– Giải pháp 2: Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, thuốc cho kỹ thuật tiêm
– Giải pháp 3: Tiêm phòng vắc xin cho NVYT và thiết lập, thực hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp
– Giải pháp 4:Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK
– Giải pháp 5:Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
– Giải pháp 6:Thực hành đúng QTKT tiêm

4. Một số hướng dẫn trong thực hành tiêm an toàn

a. Sát khuẩn da và chuẩn bị vùng da tiêm

Rửa sạch da vùng tiêm nếu bẩn. Để sát khuẩn vùng da tiêm áp dụng các bước
dưới đây:
1) Sử dụng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl hay ethanol 70%.
KHÔNG dùng cồn methanol hoặc cồn metylic vì không an toàn cho người. Không
dùng bông cồn chứa trong lọ hoặc hộp lưu c u. Có thể sử dụng một trong những cách thức sau:
+ Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: khi sát khuẩn không được chạm kẹp vào da người bệnh.
+ Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn. Khi sát khuẩn không được chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm.
+ Sử dụng tăm bông: khi sát khuẩn không chạm tay vào bông
2) Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đường kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch.
3) Thời gian sát khuẩn trong 30 giây để da tự khô hoàn toàn rồi mới tiêm
4) Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng da đã được sát khuẩn

b. Lấy thuốc vào bơm tiêm:

1) Nguyên tắc: – Thực hiện 4 không: KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm đã lấy thuốc để dùng cho nhiều người bệnh (bảo đảm một kim tiêm một bơm tiêm một người bệnh); KHÔNG tái sử dụng bơm kim tiêm; KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm pha thuốc duy nhất để pha cho nhiều lọ thuốc; KHÔNG kết hợp thuốc còn thừa lại để dùng sau. – Lấy thuốc tiêm từ lọ thuốc: Nên sử dụng Lọ thuốc đơn liều cho từng người bệnh cho mỗi mũi tiêm để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo gi a các người bệnh. Có thể sử dụng Lọ thuốc đa liều nếu không còn sự lựa chọn nào khác nhưng chỉ mở một lọ thuốc đa liều cụ thể tại một thời điểm tại mỗi khu vực chăm sóc người bệnh. Nếu có thể gi một lọ thuốc đa liều cho mỗi người bệnh và sau khi đã ghi tên người bệnh ở bên ngoài cất lọ lưu gi lọ thuốc đó ở phòng điều trị hoặc phòng thuốc riêng biệt. KHÔNG để các lọ thuốc đa liều ở ngoài môi trường tránh bị nhiễm bẩn
Loại bỏ lọ thuốc đa liều nếu nghi ngờ thuốc không còn vô khuẩn; không còn bảo đảm chất lượng; hoặc hết thời hạn sử dụng; hoặc không được cất gi đúng cách sau khi mở. Loại bỏ thuốc sau thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất. – Lấy thuốc tiêm từ ống thuốc: nên chọn mua hoặc sử dụng loại ống thuốc có đầu mở (Pop-open) bất cứ khi nào có thể.
2) Phương pháp lấy thuốc qua nắp lọ cao su: – Sát khuẩn nắp lọ bằng một miếng bông gạc tẩm cồn 70% (cồn isopropyl hoặc ethanol) và để cồn tự khô trước khi đưa kim lấy thuốc vào trong lọ thuốc. – Nếu là lọ thuốc đa liều: dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc vô khuẩn cho mỗi lần lấy thuốc và không để lưu kim lấy thuốc trong lọ. – Khi đã lấy thuốc vào bơm kim tiêm cần tiêm cho người bệnh càng sớm càng tốt. – Ghi và dán nhãn lọ thuốc đa liều sau khi pha xong với các nội dung: ngày và thời gian chuẩn bị; loại và thể tích dung dịch pha (nếu có); nồng độ cuối cùng; ngày và thời gian hết hạn sau khi pha; tên và ch ký người pha thuốc.
Đối với thuốc đa liều KHÔNG cần pha bổ sung thêm một nhãn với nội dung: ngày và thời gian lần đầu tiên lấy thuốc; tên và ch ký người lấy thuốc đầu tiên.

c. Trì hoãn mũi tiêm sau khi đã chuẩn bị:

Nếu vì một lý do nào đó không thể tiêm ngay thuốc hãy đậy kim tiêm bằng kỹ thuật múc một tay (one-hand scoop technique) sau đó đưa vào bao nilon đựng bơm tiêm (được gi lại khi mở bơm tiêm) hoặc gi lại trong hộp hoặc khay được hấp sấy khô.

d. Những điểm quan trọng cần lưu ý:

– KHÔNG được chạm kim tiêm vào bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn.
– KHÔNG được cầm nắm đụng chạm tay vào pít tông đầu ăm bu thân kim tiêm trong quá trình chuẩn bị thuốc tiêm thuốc
– KHÔNG được sử dụng lại bơm tiêm kể cả khi đã thay kim tiêm. – KHÔNG đụng chạm vào nắp lọ thuốc sau khi đã lau khử khuẩn bằng cồn 60- 70% (cồn isopropyl hoặc ethanol). – KHÔNG dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc cho nhiều lọ thuốc đa liều
– KHÔNG cắm bơm kim tiêm đã sử dụng vào lọ thuốc nếu lọ thuốc đó sẽ tiếp tục được sử dụng cho cùng một người bệnh hoặc cho người bệnh khác (hình 14). – KHÔNG sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch để pha thuốc hoặc tiêm cho nhiều người bệnh (trừ trường hợp các nhà thuốc sử dụng tủ vô trùng).
Hãy thêm các bài viết dưới đây:
chất lượng nguồn nhân lực
+ Quản lý giáo dục
+ Quản lý là gì
+ Bản chất của bảo hiểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *