1. Khái niệm quá trình giáo dục:
Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng với những nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp để hình thành cho học sinh những phẩm chất của người công dân theo yêu cầu của xã hội, của thời đại.
2. Bản chất quá trình giáo dục:
+ Giáo dục là quá trình 2 mặt được thực hiện bới hoạt động của nhà giáo dục và hs thông qua hoạt động sống hàng ngày của học sinh.
+ Quá trình giáo dục là quá trình tác động biện chứng giữa hoạt động của gia đinh và người được giáo dục.
+ Kết quả là những chuyển biến, tiến bộ của cuộc sống được thể hiện trong ý thức, trong thái độ hành vi có văn hóa của học sinh.
+ Vì vậy thực chất của quá trình giáo dục là một quá trình chuyển hóa những chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen, thành phẩm chất nhân cách của học sinh.
+ Bản chất của quá trình giáo dục là việc tổ chức hợp lý hoạt động giao lưu một cách hợp lý cho thế hệ trẻ bằng những tác động có mục đích, có hẹ thống giúp cho thế hệ trẻ tự định hướng giá trị, chuyển đối ý thức thái động, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Hotline: 096.999.1080 hoặc Gmail: [email protected].
3. Đặc điểm của quá trình giáo dục:
+ Giáo dục là quá trình có tính mục đích
_Hoạt động giáo dục luôn có mục đích rõ ràng đó là việc định hướng các giá trị xã hội cho học sinh.
_ Mục đích giáo dục trong các nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội theo yêu cầu của đất nước.
+ Giáo dục là một quá trình biện chứng
_ Giáo dục là 1 quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra suốt cuộc đời của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó yếu tố chủ đạo, lực lượng chính là nhà giáo dục và giáo dục trong nhà trường.
_ Toàn bộ quá trình giáo dục luôn có sự tác động biện chứng giữa đối tượng giáo dục (HS) đối với các hoạt động khác. Nổi bật là mối quan hệ tác động bản chất giữa GV và HS.
+ Sản phẩm giáo dục là thành quả chung của các lực lượng giáo dục
_Quá trình giáo dục chịu sự tác động phức hợp của nhiều nhân tố, nhiều lực lượng, được thực hiện trong toàn bộ đời sống hàng ngày của HS. Vì vậy sản phẩm của quá trình giáo dục (các sản phẩm nhân cách) là sản phẩm chung của nhiều lực lượng, của toàn xã hội trong đó giáo dục nhà trường đóng vai trò nòng cốt. Điều này đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong xã hội.
+ Giáo dục là một quá trình tuân theo quy luật số đông nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi những đặc điểm cá thể.
_ Giáo dục được tiến hành trong một tập thể lớp, GV lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với hầu hết học sinh trong lớp (hướng đến cái chung, ưu tiên cái chung).
_ Tuy nhiên trong những tình huống cụ thể hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục lại phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân. Vì vậy trong quá trình giáo dục nhà giáo dục cần phải nắm bắt được các đặc điểm cá nhân để có thể dự kiến và thực hiện các biện pháp giáo dục mang tính cá biệt.
+ Trong nhà trường quá trình giáo dục có quan hệ mật thiết với quá trình dạy học.
_ Quá trình dạy học và quá trình giáo dục đều hướng đến giáo dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy nó thống nhất với nhau cùng giáo dục con người theo yêu cầu xã hội.
_ Mặt khác 2 quá trình này luôn tác động, hỗ trợ thúc đẩy nhau. dạy học (dạy chữ) là cơ sở, là điều kiện để dạy người. Ngược lại quá trình dạy học (dạy người) lại tạo điều kiện thúc đẩy quá trình dạy học.
+ Quá trình dạy học được thực hiên trong cuộc sống hàng ngày thông qua các hoạt động sống và giao lưu của trẻ.
_ Quá trình giáo dục khác với dạy học ở chỗ nó không chỉ thực hiện trong các giờ trong nhà trường mà nó được thực hiện trong toàn bộ cuộc sống hàng ngày, trong và ngoài nhà trường.
_ Vì vậy toàn bộ hoạt động sống, giao tiếp, học tập, lao động của trẻ đều có thể diễn ra quá trình giáo dục đạt các mục đích giáo dục. Nhà giáo dục cũng phải tận dụng điều này để phối hợp tiến hành hoạt động với các lực lượng giáo dục khác.
Tham khảo thêm:
+ Trình bày các chức năng của quản lý giáo dục
+ Bản chất và vai trò của quản lý và quản lý giáo dục