Ngày nay, các nhãn hàng có xu hướng mở rộng việc kinh doanh bằng cách tiếp cận nhiều đối tượng từ những nền văn hóa khác nhau. Một yếu tố rất quan trọng cho thành công đó nằm ở sự hiểu biết những khác biệt về văn hóa. Nếu người làm marketing không nhận thức được điều đó sẽ rất dễ gây ra những hiểu lầm, tổn thương tình cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu.
Chiến dịch Yellow Pages
Yellow Pages là một chiến dịch được thực hiện trên tàu điện ngầm ở Toronto. Vấn đề nằm ở chữ “Bi Bim Bap”, đây là một món ăn Hàn Quốc và có nghĩa là “cơm trộn”, nhưng dưới dòng chữ lại kèm theo hình ảnh những sợi mì. Nó làm người Hàn Quốc nhầm tưởng và nghĩ ràng thương hiệu này đang lừa người dùng.
Khoai tây vị thịt heo xông khói dành cho ngày lễ Ramadan?
Cửa hàng Tesco nằm trên đường Liverpool (London) đã trưng bày sản phẩm khoai tây Pringles có vị thịt heo xông khói đính kèm thông tin “Ramadan Mubarak” – đây là tháng ăn chay của người hồi giáo.
Thực chất mọi thứ còn tệ hơn khi mà cửa hàng này cách không xa Whitechapel – một trong những nhà thờ hồi giáo lớn nhất châu Âu, nên dễ dàng để họ có thể nhìn thấy kệ trưng bày đáng xấu hổ này, ngay sau đó tất cả sản phẩm được gỡ xuống và Tesco phải thừa nhận sai lầm của mình.
Starbucks cùng chiến dịch “Race Together”
Gã khổng lồ về lĩnh vực cà phê tưởng chừng như đã có một ý tưởng sáng tạo hay ho khi tung ra chiến dịch “Race Together” vào 3/2015. Chiến dịch này nhằm châm ngòi cho một cuộc đối thoại quốc gia về quan hệ sắc tộc bằng cách viết cụm từ “Race Together” lên cốc. Ngoài ra, chiến dịch còn kêu gọi nhân viên của mình cùng trao đổi với khách hàng về chủ đề nhạy cảm này. Rất nhanh chóng, chiến dịch đã trở thành một trò cười trên mạng xã hội và thất bại thảm hại khi người tiêu dùng giận dữ phản đối hành vi “nhúng chân vào chính trị” của nhãn hiệu này.
Cadillac và giấc mơ Mỹ
“Người Pháp lười biếng. Mỹ là quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới. Bạn giàu có vì bạn là một người Mỹ và làm việc chăm chỉ. Nếu bạn nghèo, đó là vì bạn lười biếng … và bạn không phải là người Mỹ.”
Đoạn quảng cáo dài một phút này thực chất đã xúc phạm đến tất cả những người không có khả năng mua xe Cadillac bằng cách ám chỉ việc họ lười kiếm tiền.
Điều này ngụ ý chỉ người Mỹ xứng đáng với việc sở hữu xe Cadillac. Và mọi việc có lẽ sẽ suông sẻ hơn nếu đoạn quảng cáo này không xuất hiện trên internet, vì chắc chắn bất cứ ai trên thế giới (bao gồm cả người Pháp) đều có thể xem chúng.
Đoạn quảng cáo “tự mãn” này bị lên án gây gắt và phát động một chiến dịch từ đôi thủ cạnh tranh Ford. Hãy xem cách mà Ford đã đáp trả lại như thế nào nhé.
Hitler Ice Cream!
Một nhãn hàng kem ở Meerut (một thành phố của Ấn Độ) đã đóng gói sản phẩm của mình vào các thùng giấy carton được trang trí bằng một bức ảnh của Adolf Hitler với vẻ mặt nghiêm nghị trong chiếc áo khoác nâu.
Neeraj Kumar, chủ của nhãn hàng này cho biết họ đã đặt theo tên của một người chú được mệnh danh là “Hitler” vì tính nóng nảy của ông ấy. Điều này không chỉ thể hiện sự thiếu kiến thức về lịch sử châu Âu mà còn thiếu đi tính tế nhị. Một cái tên hoàn toàn không phù hợp vì ngay cả đối với những người thích ăn kem thì khi nhìn vào cái tên như vậy cũng khó lòng mà nuốt trôi nổi.
Xem thêm:
- Luận văn marketing
- Trình bày khái niệm marketing địa phương
- Khái niệm marketing và marketing địa phương