Skip to content
Trang chủ » Một số phương pháp quản lý chất lượng

Một số phương pháp quản lý chất lượng

1. Kiểm tra chất lượng – I (Inspection)

Một phương pháp phổ biến nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là kiểm tra các chi tiết và các sản phẩm nhằm sàng lọc và loại ra bất cứ một chi tiết nào không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật.
Đầu thế kỷ 20, sản xuất với khối lượng lớn phát triển rộng rãi, khách hàng có yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về chất lượng ngày càng gay gắt. Họ nhận ra rằng kiểm tra không phải là cách tốt nhất. Theo định nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Kiểm tra chỉ là sự phân loại sản phẩm, một cách xử lý “chuyện đã rồi” hay chất lượng không được tạo nên qua kiểm tra.
Vào những năm 1920, người ta đã bắt đầu chú trọng đến những quá trình trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Khái niệm kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) ra đời.

phương pháp quản lý chất lượng
Phương pháp quản lý chất lượng

2. Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control)

Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng, Công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật. Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố: Con người,  Phương pháp và quá trình, Đầu vào, Thiết bị, Môi trường.
Để quá trình kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Hoạt động kiểm soát chất lượng được tiến hành theo chu trình P (Plan – Kế hoạch) – D (Do – Thực hiện) – C (Check – Kiểm tra) – A (Action – điều chỉnh).
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Luận Văn 1080:
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến dịch vụ xử lí số liệu SPSS để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này?
Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

3. Kiểm soát Chất lượng Toàn diện – TQC (Total Quality Control)

Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng chỉ được áp dụng hạn chế trong khu vực sản xuất và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu chính của QLCL là thỏa mãn người tiêu dùng, không chỉ áp dụng các phương pháp này vào các quá trình xảy ra trước quá trình sản xuất và kiểm tra, như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng, mà còn phải áp dụng cho các quá trình xảy ra sau đó, như đóng gói, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng, dịch vụ sau khi bán hàng. Phương thức quản lý này được gọi là Kiểm soát Chất lượng Toàn diện.
Kiểm soát chất lượng toàn diện được Armand V.Feigenbaum định nghĩa như sau: Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thoả mãn hoàn toàn khách hàng.
Xem thêm >>> Quản lý giáo dục

4. Đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance)

Đảm bảo chất lượng là các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống nhằm tạo sự tin tưởng rằng đối tượng sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng.
Đảm bảo chất lượng nội bộ nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức, đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người có liên quan khác rằng yêu cầu chất lượng được thỏa mãn.
Để đảm bảo chất lượng hiệu quả, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp phải xác định đúng đắn chính sách chất lượng, phải xây dựng hệ thống chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, kiểm soát được các quá trình ảnh hưởng đến chất lượng, ngăn ngừa các nguyên nhân gây chất lượng kém. Đồng thời tổ chức phải đưa ra được những bằng chứng chứng minh khả năng kiểm soát chất lượng của mình nhằm tạo lòng tin đối với khách hàng.
Xem thêm >>> Quản lý nhà trường

5. Quản lý chất lượng toàn diện – TQM (Total Quality Management)

Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp phần nâng cao hoạt động QLCL, như hệ thống “vừa đúng lúc” (Just-in-time), đã là cơ sở cho lý thuyết QLCL toàn diện (TQM). TQM được nảy sinh từ các nước phương Tây với tên tuổi của Deming, Juran, Crosby.
TQM được định nghĩa là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của Công ty và của xã hội.
Các đặc điểm chung của TQM trong quá trình triển khai thực tế hiện nay tại các Công ty có thể được tóm tắt như sau:
    Chất lượng được định hướng bởi khách hàng
Vai trò lãnh đạo trong Công ty
Cải tiến chất lượng liên tục  
Tính nhất thể, hệ thống
Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, nhân viên.
Sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như kỹ thuật thống kê, vừa đúng lúc…
Xem thêm >>> Quản lý là gì

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *