Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Khái niệm về bảo hiểm xã hội và bản chất của BHXH

Khái niệm về bảo hiểm xã hội và bản chất của BHXH

1. Khái niệm về BHXH

Theo luật Bảo hiểm xã hội thì BHXH là biện pháp Nhà nước sử dụng để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến cố rủi ro, sự kiện bảo hiểm làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa BHXH còn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết”. Định nghĩa này phản ánh một cách tổng quan về mục tiêu, bản chất và chức năng của BHXH đối với mỗi quốc gia. Mục tiêu cuối cùng của bảo hiểm xã hội là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mọi người.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với nguời lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng pháp luật. Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo xã hội.
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Luận Văn 1080:
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ làm báo cáo thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi tại: Hotline: 096.999.1080 hoặc Gmail: [email protected].

2. Bản chất BHXH

BHXH được lập ra là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ. Có thể hiểu BHXH chính là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần, do sự đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động, dưới sự quản lý, điều tiết của nhà nước để đảm bảo phần thu nhập thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của NLĐ khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động. Bản chất của BHXH đươc thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
– BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển ở một mức nào đấy. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, có thể nói BHXH là nhu cầu cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu.
– Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH là mối quan hệ 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
– Những rủi ro xảy ra trong BHXH có thể là rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… hoặc là những trường hợp không hoàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản.
– Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc bị mất đi khi gặp phải sự cố, rủi ro sẽ bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
– Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập, mất việc làm để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ, chăm sóc sức khoẻ và chống lại bệnh tật.
Như vậy BHXH không phải là loại hình bảo hiểm cá nhân hay cá nhân tự bảo hiểm mà nó là sự bảo hiểm đặt trong những mối quan hệ nhất định trong cộng đồng, BHXH không thể tách khỏi một chế độ chính trị nhất định và phải dựa trên nền kinh tế cụ thể. Nó thể hiện bản chất cơ bản sau:
– Bản chất kinh tế của BHXH
Sự tồn tại của rủi ro đối với thu nhập của NLĐ là khó lường trước. Để bù đắp những khoản thu nhập bị mất đi khi sự cố xảy ra nếu không tham gia BHXH thì cách cơ bản nhất là phải tích luỹ cá nhân. Tuy nhiên, cách dự trữ cá nhân có nhiều hạn chế, bởi vì nếu đòi hỏi phải dự trữ lớn ngay một lúc thì sẽ rất khó khăn, hơn nữa nhiều lao động không có khả năng. Còn nếu tích luỹ dần thì khi rủi ro xảy ra sớm, mức độ thiệt hại lớn thì không đủ nguồn tài chính để bù đắp, trang trải phần thu nhập bị mất. Nhưng nếu thông qua BHXH, người lao động chỉ cần đóng góp hàng tháng một tỷ lệ nhỏ phần trăm so với tiền lương của mình cùng với sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước để tạo ra một quỹ BHXH, quỹ này là tập hợp của số đông người lao động tham gia BHXH để bù đắp cho số ít người tham gia bị rủi ro. Khi rủi ro xảy ra bằng hình thức lấy số đông bù số ít người bị rủi ro sẽ giúp khắc phục những khó khăn trong đời sống cá nhân từng lao động do bị mất hoặc giảm thu nhập.
Như vậy BHXH không phải là dịch vụ sản xuất mà nó là dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại nhưng khoản thu nhập bị mất của NLĐ khi gặp sự cố trong cuộc sống.
– Bản chất xã hội của BHXH.
BHXH là lĩnh vực vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội và vừa mang tính chất dịch vụ, nhưng trong đó tính xã hội được thể hiện rõ nhất. Nhờ có BHXH khi NLĐ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết làm cho thu nhập của họ bị mất hẳn hoặc giảm sút, họ sẽ được bù đắp lại một phần hoặc tất cả từ quỹ BHXH, mà quỹ này là do số đông NLĐ đóng góp, cùng trách nhiệm của người SDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước. Vậy có thể thấy rằng bản chất của BHXH là sự san sẻ rủi ro giữa tập thể NLĐ. Qua đó cũng thể hiện rõ trách nhiệm xã hội giữa chủ SDLĐ với NLĐ, của NLĐ với nhau và sự quan tâm của Nhà nước tới sự cống hiến cho lợi ích xã hội của NLĐ.
– Bản chất pháp lý của BHXH:
Mối quan hệ các bên tham gia BHXH được quy định, điều chỉnh thông qua bộ luật BHXH, hoặc các văn bản BHXH dưới luật hoặc phần quy định về BHXH ở bộ luật khác, do đó nó rằng buộc chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi và các bên có liên quan và ở đây trách nhiệm lớn nhất của NLĐ và của người SDLĐ là đóng phí BHXH cho cơ quan BHXH, quyền lớn nhất của NLĐ là được chi trả BHXH khi có sự cố theo quy định của pháp luật.
Vậy thực chất BHXH là bản cam kết giữa cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và NLĐ về trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên thông qua các quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về BHXH.
Các bài viết có thể xem thêm:
+ tính tất yếu của bhxh
+ chất lượng nguồn nhân lực
+ Định nghĩa chất lượng sản phẩm
+ Quản lý giáo dục
+ Quản lý là gì
+ Bản chất của bảo hiểm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *