Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông

Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông

Con đường giáo dục được hiểu là cách thức hoạt động giáo dục có mục đích, thông qua đó góp phần phát triển nhân cách người được giáo dục.
Các con đường giáo dục gồm có:
– Giáo dục thông qua dạy học;
– Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng
– Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể;
– Tự tu dưỡng

Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông
Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông

1. Giáo dục thông qua dạy học

– Một trong những con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa học sinh vào học tập trong nhà trường.
+ Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được đào tạo thực hiện
+ Nhà trường là môi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể học sinh cùng nhau học tập, rèn luyện và tu dưỡng.
– Trong nhà trường, học sinh được trang bị một khối lượng lớn tri thức khoa học, được tiếp thụ những khái niệm đạo đức, văn hóa thẩm mỹ, những quy tắc, những chuẩn mực xã hội qua các môn học. Nhờ học tập và thực hành theo các chương trình nội, ngoại khóa mà kỹ năng lao động trí óc và chân tay được hình thành, trí tuệ được mở mang, nhân cách được hoàn thiện.

2. Giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động phong phú và đa dạng

Các dạng hoạt động của con người bao gồm:
– Vui chơi;
– Lao động sản xuất;
– Hoạt động xã hội…
* Vui chơi: Là hình thức hoạt động giải trí nhưng có ý nghĩa giáo dục to lớn.
+ Vui chơi được thực hiện thông qua các trò chơi, phù hợp với mọi lứa tuổi như: thể dục thể thao, văn hóa, vă nghệ và chơi trò chơi trí tuệ sáng tạo…
+ Để đạt được mục đích vui chơi giải trí, con người tìm tòi các trò chơi mới, tìm ra các quy tắc chơi mang tính sáng tạo, qua đó tính tích cực, sáng tạo, tinh thần đoàn kết tập thể, tính tổ chức kỷ luật… được hình thành, sức khỏe được tăng cường, tính bền bỉ, dẻo dai được phát triển.
+ Trẻ em trong vui chơi như thế nào thì lớn lên sẽ phát triển như thế. Vì vậy trong nhà trường và cả ngoài xã hội cần tổ chức nhiều trò chơi và lôi cuốn nhiều học sinh, thanh, thiếu niên tham gia để giáo dục và phát triển.
– Lao động: là hình thức hoạt động đặc biệt của con người, lao động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và chính lao động lại tạo ra con người xã hội có ý thức.
+ Có hai loại lao động: lao động trí óc và lao động chân tay. Cả hai loại lao động đều rèn chí thông minh, đều làm bộ lộ và phát triển tiềm năng trí tuệ, đều hình thành các kỹ năng hoạt động sáng tạo.
+ Lao động sảng xuất với trình độ kỹ thuật cao, lao động sáng tạo và lao động tập thể có ý nghĩa giáo dục to lớn.
– Hoạt động xã hội: là hoạt động của cá nhân trong các mối quan hệ đa dạng với cộng đồng xã hội trong một môi trường phức tạp, hoạt động xã hội là trường học rèn luyện và giáo dục con người.
+ Trong hoạt động xã hội, sự giao tiếp giữa các cá nhân càng đa dạng càng làm phát triển phong phú các phẩm chất nhân cách, hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, cá tính được bộc lộ.
+ Trong hoạt động xã hội, tính phức tạp của nội dung công việc càng cao, thì con người càng phải cố gắng tìm ra các giải pháp hợp lý, do đó trí thông minh sáng tạo, tính khéo léo, tế nhị, văn hóa được hình thành.
Như vậy, tham gia các hoạt động xã hội, sự hiểu biết về thế giới và cuộc sống xã hội được mở mang, kinh nghiệm hoạt động được tích lũy, tính tích cực xã hội được hình thành. Thu hút học sinh vào các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng đó chính là con đường tổ chức giáo dục có hiệu quả.

3. Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể

– Tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể là một hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường.
+ Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý, với kỷ luật nghiêm, hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và nề nếp tạo nên thói quen sống có văn hóa, hình thành ý chí và nghị lực.
+ Dư luận tập thể lành mạnh luôn trợ giúp con người nhận thức những điều tốt đẹp, điều chỉnh hành vi cuộc sống có văn hóa.
– Trong cuộc sống tập thể, các cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tình thân ái, tính hợp tác, cộng đồng được hình thành, đó là những phẩm chất quan trọng của nhân cách.
– Trong sinh hoạt tập thể, một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của nhà sư phạm qua tập thể, tạo thành tác động đổng hợp có tác dụng giáo dục rất lớn. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đường giáo dục đúng đắn.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Quản lý giáo dục hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

4. Tự tu dưỡng (tự giáo dục)

– Tự tu dưỡng biểu hiện ý thức và tính tích cực cao nhất của cá nhân đối với cuộc sống.
– Tự tu dưỡng được thực hiện khi cá nhân đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định, khi đã tích lũy được những kinh nghiệm cuộc sống, những tri thức phong phú.
– Tự tu dưỡng là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và sự tạo lập các thói quen hành vi, là bước tiếp theo và quyết định của quá trình giáo dục.
– Tự giáo dục bắt đầu từ việc xây dựng các mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp đó là tìm các biện pháp và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định.
Mỗi con người là sản phẩm của chính mình, tự giáo dục chính là phương thức tự khẳng định.
Các con đường giáo dục không phải là riêng rẻ, tách rời mà là một hệ thống gắn bó với nhau, chúng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục xã hội. Phối hợp các con đường giáo dục chính là nguyên tắc giáo dục phức hợp cũng là nghệ thuật giáo dục.
Tham khảo thêm: 
+ Mục tiêu của giáo dục mần non và giáo dục phổ thông là gì?
+ Lời mở đầu hay cho đề tài luận văn quản lý giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *